Biển luôn là địa điểm lí tưởng để mọi người nghỉ mát, tắm biển, tận hưởng sự mát mẻ ngoài biển cả vào mùa hè, nhưng bên cạnh đó du lịch biển lại vẫn rình rập nhiều hiểm họa nguy hiểm mà mọi người không hề biết trước được. Vậy phải làm sao? dưới đây là các hiểm họa khi đi du lịch biển và cách xử trí mà mọi người nên biết trước khi đi biển nghỉ mát.

Hiểm họa khi đi biển và cách xử trí

Trường hợp không nên xuống tắm biển

  • Phơi nắng quá lâu: Bạn không nên làm điều này trước khi xuống nước. Khi nóng, bạn sẽ vã mồ hôi, xuống nước trong điều kiện này sẽ khiến bạn dễ bị cảm.
  • Ăn quá no hay để bụng quá đói: Giống như các nhà khoa học từng nói, không nên ăn no rồi tắm ngay, rất hại cho cơ thể.
  • Khởi động quá sức: khởi động trước khi bơi lội hay trước khi tắm biển giúp cơ thể bạn dẻo dai hơn, tuy nhiên, chúng ta chỉ nên khởi động vừa đủ, tập các bài thể dục nhẹ nhàng, không nên tập quá sức.
  • Không xuống tắm nếu nhiệt độ dưới 18 độ C.
  • Không để trẻ nhỏ mặc áo phao: Nhiều nơi sóng to và mạnh, bạn nên để trẻ nhỏ mặc áo phao để đảm bảo an toàn.
  • Nơi xa bờ quá 15m hoặc nơi sâu quá 5m : Cách dễ dàng để nhận biết vùng biển không an toàn là các cột mốc cảnh bảo nguy hiểm hoặc bơi qua khỏi cột mốc an toàn.
  • Nhảy ùm xuống nước và tắm quá lâu ngay lần đầu xuống biển: Xuống nước từ từ, không nên lao mình xuống ngay. Lần xuống nước đầu tiên không quá 15 phút.

Dòng chảy ngược


  • Dòng chảy ngược là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển trên thế giới. Lý do là nó kéo người biết bơi ra xa bờ, làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy.
  • Trước khi xuống biển, du khách nên dành khoảng 5-10 phút để quan sát mặt biển.
  • Dấu hiệu dòng chảy ngược:
  • - Màu sậm hơn vì nước sâu hơn.
  • - Mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn.
  • - Đôi khi bạn có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy ngược và trôi ra biển.
  • - Mặt nước phẳng lặng, nhìn có vẻ rất an toàn.
  • Sức mạnh của dòng chảy ngược: Có thể đưa du khách ra xa ngoài biển mặc dù họ đang đứng gần bờ, khiến du khách cảm thấy hoảng loạn, tìm cách bơi vào bờ nhưng bơi ngược dòng chảy rất nguy hiểm.
  • Lời khuyên:
  • - Không bơi ra xa khỏi nơi có biển báo an toàn.
  • - Khi bị cuốn vào dòng chảy ngược phải bình tĩnh, quan sát, giơ tay lên cao để xin được cứu hộ, không cố gắng bơi ngược vào bờ. Nếu tự tin, du khách hãy bơi song song với bờ biển, thường dòng chảy sẽ hướng đến chỗ có sóng đánh vào bờ và khi đó du khách có thể bơi vào bờ.
  • - Không chủ quan: Vào những ngày sóng lớn, có ít người bị chết đuối hơn vào những ngày sóng lớn do chủ quan.

Khi nào lên bờ?

  • Cơ thể ngứa ngáy.
  • Cảm thấy lạnh.
  • Thấy mệt mỏi khác thường.
  • Nhức trán hoặc sau gáy.
  • Bị chuột rút.
  • Rối loạn thị giác.
  • Có dấu hiệu bị chướng bụng, đau khuỷu tay và đầu gối.
  • Có dấu hiệu phần da ở ngón tay hay ngón chân bị sun.

Cẩn thận với sứa độc

Tại các bãi biển mới được khai thác, các bãi biển lạ thì sứa độc là một đe dọa nguy hiểm cho du khách. Tại những vùng biển này, lời khuyên cho bạn là nên mặc bộ quần áo bơi kín người. Tuy nhiên nếu không may bị sứa chích bạn hãy bình tĩnh và làm như sau:
  • Bôi ngay dấm vào vết thương: bạn có thể mang theo từ nhà hoặc tìm mua tại các cửa hàng gần biển.
  • Trường hợp không có giấm, hãy dùng nước biển rửa vết thương rồi lấy cát đắp lên. Như vậy nọc độc của sứa sẽ được hạn chế bớt.
Tắm biển mang lại cho bạn cảm giác thích thú, nhưng không nên mất kiểm soát, trên đây là các hiểm họa khi đi du lịch biển và cách xử trí mà mọi người nên trang bị cho bản thân và gia đình để có được một kì nghỉ ngoài biển thật an toàn, thoải mái. Chúc bạn và gia đình một kỳ nghỉ vui vẻ.

 
Top